Thực hiện giao dịch mua bán trong trạng thái không tỉnh táo có hợp lệ?

Hỏi:
Tôi là người chuyên thu mua máy ảnh cũ. Một lần, sau khi bán được một đơn hàng lớn, tôi cùng các khách hàng đi nhậu cùng nhau. Sau đó khoảng 10 ngày, tôi đột nhiên nhận được một đơn hàng cùng hóa đơn thanh toán có trị giá 10 triệu. Sau khi liên hệ với người gửi tôi mới biết rằng hôm đó, lúc say, tôi có giao kết hợp đồng mua bán với một trong các hành hàng tại đó với đơn hàng có giá trị 10 triệu, có cả ghi âm làm bằng chứng. Vậy đơn hàng đó có hợp lệ không?
————–
Trả lời
Cơ sở pháp lý:
– Trước tiên, ta sẽ định nghĩa giao dịch dân sự. Theo Điều 116 Bộ luật Dân sự, “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”
– Để giao dịch dân sự có hiệu lực, cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây: ( theo Điều 117 Bộ luật Dân sự )
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
– Hình thức giao dịch dân sự theo Điều 119 Bộ luật Dân sự được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi.
– Điều 218 Bộ luật Dân sự quy định về việc Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình như sau: “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”

Áp dụng thực tế:
– Xét về hình thức giao dịch, thông qua lời nói, giao dịch có thể được xác lập.
– Xét về điều kiện giao dịch dân sự có hiệu lực, trường hợp này, chủ thể tự nguyện tham gia giao dịch dân sự và mục đích của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật và phù hợp với đạo đức xã hội, phù hợp với điểm b, c khoản 1 Điều 117 nêu trên. Theo Điều 22 Bộ luật Dân sự, việc một người được xem là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi được Tòa án quyết định dựa trên cơ sở giám định pháp y tâm thần. Do đó, việc ông không tỉnh táo do sử dụng rượu bia không được xem là có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, nên phù hợp với điều kiện tại điểm a khoản 2 Điều 117.
– Tuy nhiên, dựa trên Điều 218 Bộ luật Dân sự, giao dịch dân sự sẽ bị vô hiệu khi thời điểm xác lập giao dịch chủ thể không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của minh. Do đó, nếu có thể chứng minh được việc ông không tỉnh tháo và không nhận thức được hành vi của mình tại thời điểm xác lập giao dịch thì giao dịch sẽ bị vô hiệu.