Những người nào không được làm chứng cho việc lập di chúc?

những người không được làm chứng cho việc lập di chúc

Ai không được làm chứng cho việc lập di chúc?

Căn cứ theo quy định tại Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc như sau:

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

người không được làm chứng cho việc lập di chúc (2)

người không được làm chứng cho việc lập di chúc (2)

Theo đó, mọi cá nhân đều có thể là người làm chứng cho việc lập di chúc, chỉ trừ những cá nhân sau đây:

1. Người thừa kế 

Người thừa kế bao gồm người thừa kế được chỉ định trong di chúc và người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế. 

Chiếu theo quy định tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 thì người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Những người thừa kế theo luật định của người lập di chúc được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người là người thừa kế của người lập di chúc thì không được làm chứng cho việc lập di chúc. 

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc

Những người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc chẳng hạn như:

  • Người quản lý di sản;
  • Người đang chiếm hữu, sử dụng di sản;
  • Những người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan khác theo quy định pháp luật.

Những đối tượng kể trên không được làm chứng cho việc lập di chúc đối với tài sản mà mình là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Ba đối tượng sau cũng không được làm chứng cho việc lập di chúc:

  • Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015;
  • Người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi mà có quyết định của tòa án tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự 2015;
  • Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự mà có quyết định của tòa án tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Bộ luật dân sự 2015.

Quy định về việc lập di chúc có người làm chứng

Căn cứ Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc bằng văn bản có người làm chứng như sau:

Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.

Như vậy, di chúc được lập bằng văn bản có người làm chứng thì phải đảm bảo theo quy định tại Điều 634 kể trên. Đồng thời phải có ít nhất 02 người làm chứng, kèm theo điều kiện là 02 người này không thuộc các trường hợp tại Điều 632 kể trên.

hướng dẫn thủ tục chứng thực di chúc t_ại ubnd cấp xã (3)

Luật sư Trần Duy Ninh

Xem thêm

Di chúc bằng miệng không có hiệu lực trong trường hợp nào?

Hướng dẫn thực hiện thủ tục chứng thực di chúc tại UBND cấp xã

Di chúc được lập tại phòng công chứng sẽ được lưu giữ trong bao nhiêu năm?

Giải thích nội dung di chúc là gì? Trường hợp nào cần giải thích nội dung di chúc?