Muốn bán nhà đang thế chấp ngân hàng thì phải làm sao?

MUỐN BÁN NHÀ ĐANG THẾ CHẤP NGÂN HÀNG THÌ LÀM SAO

Hỏi:

Tôi mua nhà vào tháng 10/2020 và vay ngân hàng 2 tỷ đồng. Nay tôi muốn bán nhà nên muốn nộp tiền cho ngân hàng để rút sổ, nhưng ngân hàng không cho rút, nói là phải đợi qua tháng mới được rút. Tôi không hiểu lý do tại sao ngân hàng lại yêu cầu như vậy. Mong luật sư giải đáp.

MUỐN BÁN NHÀ ĐANG THẾ CHẤP NGÂN HÀNG THÌ LÀM SAO
MUỐN BÁN NHÀ ĐANG THẾ CHẤP NGÂN HÀNG THÌ LÀM SAO

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật, khi vay vốn ngân hàng bằng hình thức thế chấp sổ đỏ, anh/chị có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng theo đúng thời hạn và số tiền đã thỏa thuận trong hợp đồng. Như vậy, anh/chị vẫn còn nợ ngân hàng và căn nhà vẫn đang là tài sản đảm bảo cho khoản vay này. Khi anh/chị bán nhà và muốn rút sổ ra bán, anh/chị cần thanh toán hết số tiền vay cho ngân hàng. Do đó, việc ngân hàng yêu cầu anh/chị đợi qua tháng mới được rút sổ là đúng. Bởi vì, nếu anh/chị rút sổ trước khi trả hết nợ, ngân hàng sẽ không có tài sản đảm bảo để thu hồi nợ nếu anh/chị không trả nợ đúng hạn.

  1. Điều kiện để chấm dứt thế chấp tài sản

Điều kiện chấm dứt thế chấp căn nhà làm tài sản để đảm bảo vay vốn chiếu theo quy định tại Điều 327 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thế chấp tài sản chấm dứt khi thuộc vào một trong các trường hợp sau:

– Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;

– Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

– Tài sản thế chấp đã được xử lý;

– Theo thỏa thuận của các bên.

Cũng chiếu theo Điều 321 Bộ luật dân sự 2015 về quyền của bên thế chấp:

1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thoả thuận.

2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

Đồng thời nghĩa vụ của bên nhận thế chấp được quy định tại Điều 322 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:

– Trả lại các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

– Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, bên thế chấp được quyền bán tài sản dùng để đảm bảo cho khoản vay nếu được bên nhận thế chấp đồng ý. Bạn cần có sự thống nhất và đồng ý của 3 bên về việc chuyển nhượng tài sản này:

  • Người thế chấp (là bạn);
  • Người nhận thế chấp (ngân hàng);
  • người nhận chuyển nhượng tài sản đang thế chấp (người mua nhà).

Sau khi đã có sự thống nhất  đồng ý từ các bên, ngân hàng sẽ trả lại các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt theo quy định.

Xem thêm:

Mua bán đất thông qua vi bằng có giá trị pháp lý hay không?

Người mua nhà khóc ròng vì hợp đồng đặt cọc mập mờ từ ngữ

Mẫu hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất

Tranh chấp về lối đi có phải là tranh chấp đất đai?