Vợ chồng tôi ly hôn từ năm 2017, chúng tôi có một con gái năm nay 10 tuổi. Khi ly hôn, chúng tôi không chia tài sản chung, trong đó có quyền sử dụng đất và 1 căn nhà. Tôi muốn di chúc để lại quyền sử dụng đất cho con tôi một nửa quyền sử dụng đất. Tôi xin hỏi thủ tục di chúc thế nào và con gái tôi có được nhận quyền sử dụng đất không?
Trả lời
- Quy định về việc lập di chúc chung của vợ chồng
Theo quy định của pháp luật, con gái bạn có quyền được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất là tài sản chung vợ chồng. Mặc dù vợ chồng đã ly hôn, nhưng chưa thực hiện việc phân chia tài sản chung thì vẫn không làm ảnh hướng đến việc lập di chúc để lại di sản thừa kế cho con của bạn. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của con gái bạn, bạn cần thực hiện thủ tục di chúc theo quy định sau:
- Di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người lập di chúc và được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
- Trong di chúc, bạn phải ghi rõ nội dung là di chúc để lại ½ quyền sử dụng đất cho con gái bạn;
- Sau khi lập di chúc, bạn cần lưu giữ di chúc cẩn thận và thông báo cho các thành viên trong gia đình về nội dung di chúc.
Quyền để lại di chúc quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 624 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Và cũng chiếu theo Điều 626 của luật này quy định quyền của người lập di chúc thì người lập di chúc có quyền sau đây: Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
Khi vợ chồng chưa phân chia tài sản, có thể thỏa thuận với nhau về việc lập di chúc chung để lại phần tài sản trong phạm vi quyền sở hữu của mình cho con gái.
Luật Hôn nhân và gia đình quy định về việc quản lý tài sản riêng của con. Theo đó, tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý hoặc ủy quyền cho người khác quản lý. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ hoặc con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó trong di chúc.
Căn cứ các quy định nêu trên, bạn có quyền lập di chúc để lại một nửa phần tài sản thuộc sở hữu của mình cho con gái 10 tuổi của mình. Ngoài ra, cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con nếu con đang được người khác giám hộ hoặc con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó trong di chúc.
Theo Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con. Nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Việc để lại di chúc cho con chưa thành niên cần lưu ý chỉ định người quản lý tài sản vì lợi ích tốt nhất của con.
2. Thủ tục di chúc cụ thể như sau
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ yêu cầu công chứng di chúc bao gồm:
Di chúc được lập thành văn bản;
Giấy tờ nhân nhân của người lập di chúc (của hai vợ chồng);
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản định đoạt trong di chúc.
Bước 2: Công chứng di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng (không bắt buộc)
Người lập di chúc nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền.
Bước 3: Công chứng viên thẩm tra hồ sơ
Công chứng viên thẩm tra hồ sơ, xác minh tính hợp pháp của di chúc và thực hiện công chứng di chúc.
Bước 4: Người lập di chúc ký, ghi rõ họ tên, điểm chỉ vào di chúc.
Bước 5: Công chứng viên ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu công chứng vào di chúc.
Xem thêm
Di chúc được lập tại phòng công chứng sẽ được lưu giữ trong bao nhiêu năm?