1. Di chúc là gì?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có thể được lập bằng văn bản, miệng (lời nói), có thể có công chứng, chứng thực hoặc làm chứng bởi Luật sư. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
Người lập di chúc phải tự viết bản di chúc. Nếu không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
2. Di chúc có cần công chứng, chứng thực hay không?
Theo quy định Điều 630, Điều 638 Bộ Luật Dân sự 2015 thì di chúc không có công chứng, chứng thực có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực. Nhưng không bao gồm những trường hợp dưới đây:
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
3. Giữ di chúc là gì?
Gửi giữ di chúc là mong muốn của người lập di chúc nhằm lưu giữ và bảo quản di chúc thông qua việc yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng hoặc gửi người khác giữ bản di chúc. Người nhận gửi giữ di chúc có trách nhiệm công bố di chúc khi người lập di chúc chết, trừ trường hợp người lập di chúc chỉ định người công bố di chúc.
Căn cứ Điều 641 Bộ luật Dân sự 2015 về việc gửi giữ di chúc
1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.
2. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công chứng.
3. Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây:
a) Giữ bí mật nội dung di chúc;
b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;
c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.
Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
Dịch vụ Luật sư di chúc của ANSG Law trọn gói:
- Tư vấn và soạn thảo di chúc hợp pháp theo yêu cầu;
- Luật sư làm chứng di chúc, lưu giữ và bảo mật thông tin di chúc khách hàng;
- Luật sư di chúc công bố di chúc tại thời điểm mở thừa kế;
- Hỗ trợ người thừa kế các thủ tục và hồ sơ khai nhận di sản thừa kế;